Tin tức

Các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách phòng trị hiệu quả nhất

Các bệnh thường gặp ở gà chọi cũng như các giống gà thông thường khác. Vì thế kể cả nuôi nhỏ lẻ hay nuôi theo mô hình thâm canh trang trại, bà con cũng nên có kiến thức nhất định về cách phòng và trị bệnh thường gặp ở gà chọi. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 5 bệnh thường gặp nhất khi nuôi gà chọi và cách phòng trị. 

Bệnh dịch tả – newcastle

Dịch tả là một trong những bệnh có chuyển biến rất nhanh. Nếu ở thể quá cấp, thậm chí gà bị bệnh có thể chết trong 25 – 48h nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. 

 Bệnh dịch tả có biểu hiện không rõ ràng. Gà đơn thuần chỉ có các  triệu chứng như bỏ ăn, ủ rũ, lông xù lên, sốt, khó thở… Nói chúng để phòng tránh điều đó, bà con cần quan sát đàn gà của mình hàng ngày. Khi có các biểu hiện trên, nên cách ly con mắc bệnh ra khỏi đàn, điều trị. 

Bệnh dịch tả có thể quá cấp, cấp tính, mãn tính. Thể mãn tính thường xảy ra sau mỗi đợt dịch bùng phát. Còn thể cấp tính, gà chọi sẽ có thêm một số biểu hiện như: da toàn thân tím tái, có dịch nhầy chảy ra từ mũi. Khó thở, diều phình to. đi ỉa phân có màu trắng xám. mùi tanh. 

bệnh dịch tả ở gà chọi hiện nay chưa có thuốc điều trị. Chủ yếu bà con quan sát và cách ly đúng thời điểm. Loại bỏ kịp thời những con gà chọi bị bệnh để tránh lây lan ra cả đàn 

Ngoài ra, nên sát trùng chuồng nuôi, sân nuôi gà chọi để loại bỏ vi khuẩn, mầm gây bệnh. 

Bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Tụ huyết trùng cũng là bệnh thường gặp ở gà chọi. Bệnh này thường xuất hiện lúc giao mùa, Khi đó thời tiết, môi trường sống có sự thay đổi rõ rệt.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn gram (+) Pasteurella multocida gây ra do gà tiếp xúc với các vật thể đã nhiễm khuẩn như: thức ăn, nước uống hoặc các vết xước trên da gà. 

Gà chọi bị tụ huyết trùng sẽ có biểu hiện gầy gò, ốm yếu viêm khớp đù và ối, xoang mũi. Ở thể cấp tính, gà ủ rũ đi phân lỏng kèm máu, lông xù, khó thở, chết đột ngột. 

Cách phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà chọi: Dùng vacxin tụ huyết trùng tiêm dưới da cổ hoặc phần da ức cho gà với liều lượng: 0,5ml/con.

Bên cạnh đó, sử dụng chất độn chuồng khô ráo, thay chất độn nếu thấy ẩm ướt để tránh lây lan mầm bệnh. 

Cách trị bệnh: Dùng kháng huyết thanh để tiêm cho gà theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ thú ý. Nếu gà bị chết do tụ huyết trùng, bà con cần tiêu hủy đúng quy định. 

Bệnh phó thương hàn

Bệnh phó thương hàn hay còn được gọi là bệnh bạch lỵ. Ở gà chọi, bệnh này do vi khuẩn có tên Salmonella Gallinarum gây ra. Biểu hiện rõ nhất là gà lông xù, cánh xã, tách ra thành từng nhóm, tiêu chảy, phân loãng.

Phòng bệnh phó thương hàn cho gà chọi bằng cách vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên. 

Các loại thuốc thường dùng để trị bệnh như: Chloramphenicol, Neotesol, Furazolidone. Bà con sử dụng theo liều lượng của bác sĩ thú y. Đem trộn cùng với thức ăn, nước uống cho gà chọi. 

Bệnh giun đũa ở gà chọi

Bệnh này rất thường thấy khi nuôi gà chọi. Nguyên nhân do loại giun đũa Ascaridia galli gây ra. Các biểu hiện rõ nhất là: gà đi ngoài phân nhão lỏng, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, lông cơ xác, mào tái nhợt.

Bà con phòng bệnh bằng cách dọn dẹp chuồng trại, thay chất độn chuồng. Đảm bảo khu vực nuôi gà chọi phải thông thoáng, sát trùng định kỳ. 

Gà chọi trên 2 tháng tuổi phải định kỳ tẩy giun bằng thuốc tẩy giun đặc trị. 

Bệnh trúng độc Aflatoxin

Đây là một loại độc tố của nấm mốc có trong thức ăn không đảm bảo chất lượng. Khi gà chọi ăn phải thức ăn kém chất lượng, có chứa nấm mốc sản sinh độc tố Aflatoxin, tỷ lệ chết rất cao. Trước khi chết, gà thường có biểu hiện co giật.

Cách tốt nhất để phòng trừ trường hợp gà chọi bị nhiễm độc là phải đảm bảo nguồn gốc thức ăn. Kiểm tra và loại bỏ nấm mốc nếu có. Tuyệt đối không cho chúng ăn thức ăn ôi thiu, nấm mốc. 

Đặc biệt, cám viên rất dễ bị mốc nếu thời tiết mưa ẩm. Do đó, bà con cần có biện pháp kê cao, dùng máy sấy khô cám cho gà.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho trường hợp gà bị trúng độc Aflatoxin. nếu phát hiện đàn gà chọi mình nuôi bị trúng độc, cách tốt nhất là trộn vitamin C+ glucose, chất điện giải để tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố.

Với mô hình nuôi gà chọi, để tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật. Đồng thời giúp chúng nhanh lớn, nuôi thâm canh mà thịt vẫn săn chắc, bà con nên cho chúng ăn thân cây chuối băm nhỏ xen kẽ trong các bữa. 

Thân cây chuối giàu chất xơ, vitamin, nước, khoáng chất không chỉ cấp nước, tăng sức đề kháng. Mà các thành phần trong đó còn có tác dụng đào thải độc tố, giải độc cơ thể gà. 

Bà con dùng thân cây chuối, bóc bỏ lớp bẹ già. Sau đó cho vào máy băm chuối đa năng 3A để băm nhỏ. Thân chuối băm đem trộn với một ít cám gạo, cho vào máng ăn của gà chọi. 

Trên đây là các bệnh thường gặp ở gà chọi. Mô hình nuôi gà chọi thâm canh có nhiều tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao hơn gà công nghiệp. Nhưng bà con cần hết sức lưu ý công tác phòng – trị bệnh. Chúc bà con thành công. 

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *