Tin tức

Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu

Với nhiều tính năng ưu việt, sơn epoxy đã và đang chiếm được nhiều cảm tình từ người tiêu dùng trên thị trường hiện nay. Sơn epoxy được chia làm rất nhiều loại khác nhau dựa trên nhiều loại gốc khác nhau, mỗi loại đều có những đặc tính, cấu tạo riêng biệt, đi cùng với đó là quy trình thi công khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu – một trong những loại sơn epoxy thường được áp dụng phổ biến trong các khu vực sản xuất, sàn nhà xưởng.

1.  Cấu tạo của sơn epoxy gốc dầu

Tương tự với các dòng sơn epoxy gốc khác, sơn epoxy gốc dầu, hay còn được gọi dưới cái tên đầy đủ hơn – sơn epoxy gốc dung môi dầu, cũng là một sản phẩm sơn công nghiệp được cấu tạo từ 2 thành phần chính: bao gồm nhựa epoxy và chất đóng rắn polyamide cùng sự hỗ trợ từ một số yếu tố khác như bột màu, dung môi và các phụ gia. Điểm khác biệt lớn nhất của nó là trong thành phần cấu tạo có bao gồm hệ gốc dầu và dung môi hữu cơ, có thể kể đến khoáng chất turpentine.


 
Ngoài ra, để phân biệt sơn epoxy gốc dầu với các sản phẩm khác, có thể dựa vào cấu tạo của sản phẩm này. Epoxy gốc dầu được tạo ra từ hóa dầu, thực vật, vì vậy, nó sẽ đẩy hơi vào khí quyển khi bay hơi. Bên cạnh đó, loại sơn này cũng có mùi nồng nặc, gây đau đầu, buồn nôn, kích ứng da nếu phải tiếp xúc trong thời gian kéo dài.

2. Một số lưu ý và điều kiện tiến hành quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu

2.1. Lưu ý trước quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu

Một trong những đặc tính của sơn epoxy gốc dầu chính là khả năng bay hơi rất nhanh, chỉ 1-2 tiếng sau khi pha trộn hỗn hợp thi công là sơn có thể đông cứng, vì vậy, bạn cần xác định đúng vị trí, chuẩn bị dụng cu và tiết kiệm thời gian thi công nhanh nhất để đạt hiệu quả thi công tối ưu. Mặt khác, như đã đề cập ở trên, mùi của sản phẩm sơn này rất nồng nặc, có thể gây nguy hiểm đến những người tiếp xúc với nó lâu, do đó, việc xác định vị trí, dự tính thời gian thi công sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người thi công, không gây hại đến môi trường xung quanh. 

Cũng bởi loại sơn này không đảm bảo được an toàn 100% cho bạn trong quá trình thi công, trước khi tiến hành bắt đầu quy trình, bạn cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các dụng cụ bảo hộ để giữ an toàn cho bản thân như: kính, găng tay, khẩu trang,… để tránh trường hợp phải hít mùi sơn quá lâu hoặc bị sơn dính vào mắt, da.

2.2. Điều kiện tiến hành quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu

Về điều kiện thi công, sơn có thể chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, nhiệt độ và độ ẩm không có sự ảnh hưởng quá lớn đến ứng dụng hay thời gian khô, hiệu suất lâu dài của sơn. Tuy nhiên, điều kiện thi công cơ bản cần đạt được 2 yêu cầu là: nhiệt độ không khí lớn hơn 8ºC và độ ẩm không không khí < 80%.


 
Về điều kiện bề mặt trước thi công, vì đây là loại sơn đẩy nước nên sự liên kết không thể bám dính mạnh mẽ với bề mặt như một số dòng sơn khác, vì vậy, bề mặt trước khi thi công cần phải được làm khô hoàn toàn. Ngoài ra, nhiệt độ bề mặt thi công phải lớn hơn 10ºC và  độ ẩm bề mặt phải < 16%.

>> Xem thêm:

3. Quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu chi tiết

–    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công

Bước đầu tiên trong mọi quy trình trước khi tiến hành sơn epoxy chính là chuẩn bị bề mặt. Bạn cần tiến hành dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vết bẩn, chất hóa học còn sót lại trên bề mặt. Bên cạnh đó, xử lý loại bỏ các dị vật của bề mặt thi công, làm phẳng bề mặt nền bằng các thiết bị như máy mài sàn, hoặc các thiết bị mài cầm tay,…Đảm bảo cho bề mặt đạt đủ các điều kiện trước thi công.

–    Bước 2: Tiến hành thi công

+    Khuấy đều các thành phần sơn bằng máy khuấy hoặc các thiết bị cầm tay đã được chuẩn bị từ trước

+    Pha hỗn hợp thành phần sơn và chất đóng rắn theo đúng tỉ lệ hướng dẫn từ nhà sản xuất và khuấy đều để thành một hỗn hợp đồng nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung môi pha loãng để pha thêm vào hỗn hợp khoảng 5-10%, chờ khoảng 2 phút để các hỗn hợp tác dụng các thành phần với nhau. Chú ý: hỗn hợp sau khi pha không được để quá 4 giờ nếu nhiệt độ môi trường từ 25 độ trở lên. 

+    Tiến hành thi công sơn bằng rulo, cọ quét, súng phun đã chuẩn bị từ trước. Để đảm bảo độ mịn và đều, bạn chỉ nên dùng cọ và rulo khi thi công trên những bề mặt có diện tích không quá lớn.

+    Tiến hành thi công lớp sơn lót và sơn phủ theo đúng định mức và liều lượng, căn cứ theo đặc điểm bề mặt và kỹ thuật thi công.


 
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng sau bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức về việc thi công cũng như dòng sản phẩm sơn epoxy này. 

>> Tìm hiểu chi tiết về sơn nền nhà xưởng trước khi sử dụng tại: https://sonjymec.com/son-nen-nha-xuong-epoxy.htm

Bạn cũng có thể thích..