Kinh doanh

Các hình thức vay vốn XKLD Nhật Bản thông dụng nhất

Vay vốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Ngân hàng là sự lựa chọn của nhiều người lao động Việt Nam khi không có tiền nhưng vẫn có nhu cầu đi Nhật làm việc. Dưới đây là các hình thức vay vốn xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Vay theo hình thức thế chấp ngân hàng 

Hình thức vay thế chấp ngân hàng tức là người lao động sẽ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thế chấp, nhằm thực hiện việc vay vốn tại ngân hàng.

Hiện nay, có 3 ngân hàng thực hiện vay vốn thế chấp cho người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đó là:

Riêng đối với ngân hàng chính sách xã hội thì chỉ thực hiện hỗ trợ vay vốn cho người lao động thuộc diện gia đình chính sách với mức lãi suất là 0,5%/tháng. Người lao động sẽ được vay vốn với số tiền bằng 80% mức chi phí đi xuất khẩu lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động. 

Người lao động có thể thực hiện vay vốn tại ngân hàng hỗ trợ vay vốn đi Nhật 

Còn tại ngân hàng Vietinbank thì người lao động phải có tài sản thế chấp khi vay vốn, số tiền lãi suất sẽ được tính bằng mức lãi suất tại thời điểm hiện tại. Số tiền mà người lao động có thể vay sẽ bằng 70% mức chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. 

Còn tại ngân hàng Agribank thì người lao động cũng cần có tài sản thế chấp, mức lãi suất sẽ là 0,7%/tháng. Số tiền mà người lao động được vay sẽ bằng 80% mức chi phí đi Nhật được ghi rõ trong hợp đồng được ký giữa người lao động với công ty xuất khẩu lao động Nhật. 

Vay theo hình thức tín chấp 

Hình thức vay tín chấp là hình thức vay vốn ngân hàng mà người lao động không cần thế chấp, đảm bảo về mặt tài sản. Việc vay vốn hoàn toàn dựa vào uy tín của cá nhân người lao động, cũng như năng lực có thể trả nợ. 

Thời hạn vay vốn tín chấp sẽ được tính linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng. Mức lãi suất cho hình thức vay vốn tín chấp sẽ cao hơn so với hình thức vay vốn thế chấp. Hình thức vay vốn này chỉ áp dụng cho khoản vay nhỏ và vừa.

Thông thường, khoản vay tín chấp sẽ dao động trong khoảng 10 triệu – 200 triệu đồng (tùy thuộc vào năng lực trả nợ của người lao động).

Hình thức vay vốn tín chấp có mức lãi suất cao hơn hình thức thế chấp

Hình thức vay vốn ngân hàng dưới dạng tín chấp không áp dụng cho tất cả các đối tượng người lao động mà chỉ áp dụng cho một số đối tượng như:

  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo (vay từ 20 – 30 triệu đồng, lãi suất 0,5%/ tháng);
  • Hộ thoát nghèo (vay 20 – 50 triệu đồng, lãi suất 0,68%/ tháng);
  • Đối tượng người loa động giải quyết việc làm (vay 50 triệu đồng, lãi suất 0,75%/ tháng).

Trên đây là hai hình thức vay vốn xkld nhật bản tại ngân hàng cho người lao động có thể hoàn thành mức chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho quá trình vay vốn của người lao động được thuận tiện hơn.

 

>Bài viết khác: Có nên đi xuất khẩu lao động không?<

>Nên đọc:Những điều mà người lao động cần chú ý khi lưu trú tại Nhật<

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *