Tài chính

Thủ tục thay đổi hồ sơ bảo hiểm xã hội khi đổi tên công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì một số lý do mà doanh nghiệp cần thiết phải thay đổi tên công ty nhưng lại chưa nắm rõ được các thủ tục pháp lý và các công việc cần làm để hoàn thiện công tác thay đổi này. Thủ tục đổi tên công ty bao gồm những gì? Hồ sơ để thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội để hợp nhất hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào? Doanh nghiệp sử dụng phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử thực hiện khai báo ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các việc cần làm khi đổi tên công ty trong bài viết.

1. Thủ tục thực hiện thay đổi tên công ty

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty. Hồ sơ bao gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký (Phụ lục II-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

– Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh hoặc của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên;

– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên về việc thay đổi tên;

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký nhận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ.

Lệ phí: 50.000 đồng/lần (theo biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

Bước 3: Khắc lại con dấu

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu mới và đăng thông báo con dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.

Lệ phí công bố thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

2. Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội

Khi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp phải kê khai chính xác, đầy đủ những thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình như tên, địa chỉ, mã số thuế, loại hình đơn vị…

Khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Khi đó, theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã tham gia. 

Quy trình phát hành hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất về hóa đơn

Tìm hiểu trách nhiệm của các bên khi ủy quyền lập hóa đơn điện tử

Một số giấy tờ cần chuẩn bị thêm đó là Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu D02-TS cùng Bảng kê thông tin mẫu D01-TS. Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện để thực hiện thủ tục này.

Đối với trường hợp doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn tỉnh, doanh nghiệp thay đổi tên không thực hiện xác nhận sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó, công ty thay đổi tên không cần làm thủ tục xác nhận sổ bảo hiểm xã hội mà chỉ cần nộp hồ sơ thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH cho cơ quan bảo hiểm mà công ty đang trực tiếp đóng.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *