Bất động sản

Những hướng dẫn về thủ tục mua bán đất nông nghiệp

Thủ tục mua bán đất nông nghiệp là vấn đề pháp lý được khá nhiều người quan tâm. Vậy thủ tục mua bán đất nông nghiệp được thực hiện ra sao để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của đôi bên?

Việc tuân thủ thủ tục mua bán đất nông nghiệp để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của đôi bên.

Theo Luật đất đai 2013, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, vì vậy các vấn đề về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất luôn đặc biệt chú trọng.

Điều kiện mua bán đất nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên.
  • Đất nông nghiệp không quá thời hạn sử dụng.
  • Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Ngoài ra, người sử dụng đất cần đáp ứng một số các điều kiện cụ thể khi chuyển nhượng đất nông nghiệp, được quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013 như sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Đất nông nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật thì mới được phép mua bán.

  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực đất rừng phòng hộ, trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, nếu không sinh sống trong khu vực đặc dụng đó.

Trình tự thực hiện thủ tục mua bán đất nông nghiệp

Trình tự các bước thủ tục mua bán đất nông nghiệp được thực hiện theo quy trình sau:

Hợp đồng mua bán đất

Hai bên nhận chuyển nhượng và chuyển nhượng đến văn phòng công yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

 Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:

  • Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng.
  • Giấy chứng nhận sử dụng đất.
  • Chứng minh thư, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,…

Đăng ký biến động đất đai

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký

Hai bên nhận chuyển nhượng và chuyển nhượng phải đến văn phòng đăng ký đất đai, nộp hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng đất.

Trong trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất thì yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai đo đạc tách thửa đối với đất cần thực hiện quyền chuyển nhượng trước khi nộp hồ sơ.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thực hiện:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo để thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
  • Xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận.
  • Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,

 thì lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng.

  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Khi mua bán đất nông nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục để đảm bảo tính pháp lý cho giao dịch.

Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)

Bước 4: Nhận kết quả theo phiếu hẹn

Lưu ý: Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những hướng dẫn thủ tục được gọi là cần thiết cho quá trình mua bán đất nông nghiệp, YouHomes hy vọng bạn đọc sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc được những thông tin pháp lý cần thiết cũng như giải đáp thắc mắc cho nhiều người.

Xem thêm: Vì sao mọi người lại chọn thuê căn hộ chung cư cao cấp?
Điểm danh 5 dự án đầu tư lớn của Tập đoàn Vingroup

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *