Tin tức

Gà bị chướng diều khô chân: Nguyên nhân, cách phòng trị hiệu quả

Rất nhiều trang trại nuôi gà (đặc biệt là gà chọi) gặp phải tình trạng gà bị chướng diều khô chân. Hậu quả dẫn đến gầy gò thể xác chết, thiệt hại to lớn. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách điều trị nào là hiệu quả?

Nguyên nhân gà chướng diều khô chân hàng loạt 

Chương diều khô chân không phải là một triệu chứng hiếm gặp ở gà. Giai đoạn từ khi mới nở đến dưới 1kg rất hay bị tình trạng này. Nhưng có lúc chúng chỉ bị khô chân, không chướng diều và ngược lại. 

Tình trạng này nếu không được nhanh chóng phát hiện và chữa trị thì khiến cơ thể chúng bị mất nước, dẫn tới bỏ ăn. Thân xác gầy gò, lông xơ xác, bỏ ăn, mắt nhắm nghiền… Lâu dần mà chết. 

Ở giai đoạn mới nở đến 28 ngày, thường thì gà sẽ bị khô chân nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ nuôi quá cao. Không đáp ứng được các yêu cầu về mật độ, vệ sinh an toàn. khi đó, chân chugns bị khô lại do thiếu nước trầm trọng. 

Trường hợp bị chướng diều, khô chân khi trưởng thành thì rất có thể đây là biểu hiện của một số bệnh như: thương hàn, Newcastle, tụ huyết trùng gumboro, bạch lỵ ở gà con…

Các bệnh này có nhiều triệu chứng khác đi kèm. Trong đó, dễ nhìn thấy nhất là hiện tượng chân khô do mất nước. Thức ăn thiếu hàm lượng chất xơ hoặc không kiểm soát định lượng ăn uống khiến chúng ăn quá nhiều mà bội thực. Dẫn đến chướng diều ở gà. 

Cách điều trị 

Hàng ngày khi cho ăn, chăm sóc thì chủ trang trại phải quan sát các biểu hiện của cả đàn gà. Phát hiện càng sớm, điều trị nhanh thì càng giảm rủi ro chăn nuôi. 

Bắt đúng bệnh thì sẽ chữa nhanh khỏi. Với mỗi trường hợp sẽ có các chữa trị:

Trường hợp do mật độ nuôi úm: Rút kinh nghiệm cho lứa gà con sắp tới, nuôi đúng mật độ khuyến cáo. Tuần 4 nuôi từ 30 – 50 con/m2. Dãn dần đến tuần thứ 4 chỉ còn 12 – 20 con/m2. Ngoài ra, nên dùng chất độn chuồng ủ EM để ức chế vi sinh vật gây hại. 

Nếu như là triệu chứng của bệnh thì phải nhanh chóng cách ly khỏi đàn. Sử dụng thuốc đặc trị bệnh để chữa. 

Gà bị chướng diều do bội thực thì cách tốt nhất là cung cấp nhiều nước, thức ăn có chứa hàm lượng chất xơ cao. Bổ sung thêm vitamin, chế phẩm sinh học làm tăng lượng vi sinh vật có lợi trong diều, tiêu hóa thức ăn nhanh. 

Phòng bệnh khô chân chướng diều cho gà

Tổng vệ sinh, sát trùng chuồng trại, sân vườn định kỳ để chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô thoáng, giảm dịch bệnh. 

Sử dụng chất độn chuồng bằng mùn cưa, vỏ trấu có ủ cùng với EM thứ cấp giúp giảm 50 – 70% mầm bệnh, vi sinh vật gây hại. Đặc biệt, phát huy rất tốt công dụng trong việc phòng bệnh khô chân ở gà. 

Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu chất xơ, cân bằng năng lượng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với trang trại nuôi gà. 

Thay vì dùng cám tăng trọng bán ngoài thị trường, bà con nên tự làm cám viên tại chuồng. Trong công thức làm cám viên sẽ bổ sung thêm các loại rau xanh, vitamin cần thiết để cân bằng dinh dưỡng. Giảm tình trạng gà bị thiếu chất xơ, bội thực dẫn đến chướng diều. 

Các chủ trang trại chăn nuôi có thể tham khảo mua máy ép cám viên đa năng 3A. Hiện nay, thương hiệu này đang có trên dưới 20 sản phẩm với công suất, năng suất, giá thành khác nhau. Có máy giá rẻ công suất nhỏ cho mô hình nuôi gà nông hộ. Có các thiết bị 3 pha công suất lớn, dây chuyền ép cám viên cho trang trại, hợp tác xã.  

Chỉ cần đầu tư 1 lần, bà con có thể dùng 5 – 7 năm, nuôi được rất nhiều lứa gà. Hiệu quả kinh tế nhân lên gấp nhiều lần so với phương pháp chăn nuôi truyền thống, không có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị.

Gà bị chướng diều khô chân là hiện tượng phổ biến ở những trang trại nuôi gà. Song, hi vọng những chia sẻ và lời khuyên trên đây sẽ giúp người chăn nuôi tìm ra cách khắc phục tối ưu nhất. 

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *